Trong cuộc sống, có đôi lúc vì nóng giận mà ta đã vô tình làm tổn thương người khác bằng chính lời nói hoặc hành động của mình. Bạn đã có bao giờ nghĩ đến hậu quả của những cơn nóng giận ấy chưa?
Hãy cùng Sách Yêu suy ngẫm những mẫu chuyện nhỏ nhưng có tác dụng cảnh tỉnh cực kỳ nhé.
Câu chuyện 1
Có hai thiền sư đạo hạnh bất phàm thường cùng nhau thảo luận về Phật pháp. Một người tên Thản Sơn tính tình hào sảng phóng khoáng, một người tên là Văn Thăng tính tình nghiêm túc, nói năng cẩn trọng. Môt ngày nọ, Thản Sơn đang uống rượu thì Vân Thăng đến thăm, Thản Sơn mời Vân Thăng cùng uống rượu thì Vân Thăng từ chối. Thản Sơn nói: “Đến rượu mà cũng không uống, đúng là không giống người!”.
Vân Thăng vừa nghe xong rất tức giận, chất vấn: “Tại sao ông lại chửi người khác?”.
Thản Sơn hỏi lại với vẻ khó hiểu: “Tôi đâu có chửi ông?”
Vân Thăng nói: “Ông nói tôi không biết uống rượu, không giống con người, rõ ràng là đang mắng tôi còn gì?”
Lúc này, Thản Sơn chậm rãi nói: “Rõ ràng ông không giống con người.”
Vân Thăng càng tức giận: “Được rồi! Ông chửi tôi, tôi không giống con người thì giống cái gì? Ông nói đi. Nói đi!”
Thản Sơn nói: “Ông giống Phật”. Vân Thăng á khẩu không nói được nữa.
Câu chuyện 2
Có một giám đốc ngủ dậy muộn vì vợ quên không chỉnh đồng hồ báo thức. Ông ta phát hiện sắp trễ giờ nên phóng xe như điên đến công ty. Để kịp giờ, ông ta đã vượt mấy đèn đỏ, cuối cùng ở một ngã tư nọ bị cảnh sát ngăn lại, viết giấy phạt. Sau khi tới văn phòng, vị giám đốc này như ăn phải thuốc sung, lại nhìn thấy trên bàn có mấy tập tài liệu mà tối qua trước khi tan làm đã giao cho thư ký gửi đi lại càng tức. Ông bèn gọi thư ký vào phòng, mắng một trên té tát. Cô thư ký bị mắng thì bực dọc, cầm tài liệu, đi đến chỗ cô nhân viên trực tổng đài, chỉ trích một trận mà không cần lý do.
Nhân viên tổng đài bị mắng nên tâm trạng cực kỳ tồi tệ, trút giận lên cô lao công – người có chức vị thấp nhất trong công ty. Cô lao công dồn nén ấm ức một bụng, về đến nhà, thấy đứa con đang học tiếu học năm bò ra sàn xem tivi, còn quần áo, cặp sách, đồ ăn bày đầy ra đất, liên mắng đứa con một trận té tát. Đứa con tức tối về phòng mình, nhìn thấy con mèo lười đang ngủ khì ở cửa phòng, nhất thời cơn giận bùng lên, đá con mèo một cái rất mạnh làm nó kêu rê lên rồi phi nhanh ra ngoài để bỏ trốn.
Câu chuyện 3
Một cậu bé nọ có tính rất xấu là rất hay nổi nóng.
Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: ‘Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ’.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo:
‘Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào’.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu:
‘Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn nóng giận, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi.